Hướng dãn bảo dưỡng định kỳ xe ô tô chi tiết từ A-Z

Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô giúp kéo dài tuổi thọ xe và duy trì hiệu suất tối ưu. Để đảm bảo xe luôn hoạt động an toàn, ổn định, kỹ thuật viên cần trang bị kiến thức, kỹ năng bảo dưỡng cần thiết. Bài học này cung cấp cho học viên cái nhìn toàn diện về quy trình bảo dưỡng định kì xe ô tô cơ bản, giúp làm chủ các bước thực hiện tại xưởng, từ tiếp nhận xe đến bàn giao khách, sẵn sàng bước vào môi trường làm việc thực tế.

Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô là gì? Tầm quan trọng của bảo dưỡng định kỳ xe ô tô 

Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô là quá trình kiểm tra, bảo trì và thay thế các bộ phận của xe theo lịch trình được nhà sản xuất khuyến nghị. Mục đích của việc này là đảm bảo xe luôn hoạt động ổn định, an toàn và kéo dài tuổi thọ. Cụ thể, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô đóng vai trò quan trọng trong:

  • Bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông: Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, nhiều vụ tai nạn xảy ra do hỏng hóc xe, đặc biệt là mất phanh hoặc nổ lốp. Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô giúp kiểm tra, thay thế kịp thời nếu phanh, lốp, hệ thống lái, đèn chiếu sáng…có dấu hiệu hư hỏng. Nhờ đó, xe luôn ở trong trạng thái tốt nhất, giảm nguy cơ tai nạn do sự cố kỹ thuật. 

  • Phát hiện và ngăn chặn sớm các hư hỏng, kéo dài tuổi thọ xe: Xe ô tô thường xuyên chịu tác động từ thời tiết, mặt đường xấu, bụi bẩn, ngập nước… Nếu không kiểm tra định kỳ, bộ phận bên trong dễ bị hao mòn, hỏng hóc. 

  • Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Nhiều người nghĩ bảo dưỡng định kỳ xe ô tô sẽ tốn kém, nhưng thực tế lại giúp tiết kiệm chi phí dài hạn. Phát hiện, sửa chữa sớm những hỏng hóc nhỏ sẽ giảm thiểu việc thay thế toàn bộ linh kiện đắt đỏ. Theo Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA), chủ xe có thể tiết kiệm 20-30% chi phí sửa chữa nếu tuân thủ lịch bảo dưỡng. 

  • Tạo cảm giác an tâm và thoải mái khi lái xe: Bảo dưỡng định kỳ giúp xe vận hành ổn định, hạn chế tối đa nguy cơ hỏng hóc đột ngột. Việc này sẽ giúp người lái an tâm hơn khi đi xa hoặc trong điều kiện giao thông phức tạp.

Để thực hiện bảo dưỡng định kỳ xe ô tô hiệu quả, kỹ thuật viên sửa chữa ô tô cần nắm rõ quy trình bảo dưỡng theo từng mốc bảo dưỡng được khuyến khích từ cơ bản tới nâng cao. 

Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô là gì?
Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô là gì?

Công cụ cần chuẩn bị khi bảo dưỡng định kỳ xe ô tô

Để bảo dưỡng định kỳ xe ô tô hiệu quả, kỹ thuật viên cần trang bị đầy đủ công cụ và áp dụng kỹ thuật kiểm tra đúng cách. Các công cụ cần cho quá trình bảo dưỡng xe bao gồm:

  • Công cụ cơ bản: Cờ lê, mỏ lết, kìm, tủ đồ cơ bản, cờ lê lực,…
  • Công cụ bảo dưỡng hệ thống lái: Bộ kiểm tra hệ thống lái, dụng cụ thay dầu trợ lực lái…
  • Công cụ bảo dưỡng lốp xe: Máy tháo lốp, máy cân bằng lốp, bộ dụng cụ vá lốp
  • Công cụ bảo dưỡng hệ thống phanh: Bộ dụng cụ thay dầu phanh, máy kiểm tra độ mòn má phanh, máy ép piston phanh…
  • Công cụ bảo dưỡng hệ thống treo và giảm xóc: Máy cân chỉnh hệ thống treo, dụng cụ đo độ nghiêng của xe, máy đo độ cân bằng bánh xe,…
  • Công cụ bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí: Máy nạp gas điều hòa, máy kiểm tra rò rỉ điều hòa, bộ dụng cụ thay bộ lọc cabin
  • Công cụ vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống xả: Máy kiểm tra cảm biến o2, máy vệ sinh bộ chuyển đổi xúc tác, bộ kiểm tra hệ thống xả
  • Công cụ kiểm tra: Máy chẩn đoán obd ii (obd scanner), đồng hồ đo áp suất lốp, đồng hồ đo độ mòn lốp, đồng hồ đo áp suất dầu động cơ, máy đo nồng độ khí thải, máy kiểm tra điện áp ắc quy, máy kiểm tra bộ sạc…
  • Công cụ bảo dưỡng hệ thống động cơ: Bộ dụng cụ thay dầu động cơ, bộ dụng cụ thay lọc gió, máy vệ sinh kim phun xăng, bộ dụng cụ thay dầu hộp số, bộ kiểm tra hệ thống làm mát,…
  • Công cụ thực hiện các kiểm tra khác: Máy kiểm tra bộ sạc và điện áp, bộ kiểm tra cầu chì, bộ dụng cụ kiểm tra dầu động cơ, bộ kiểm tra độ dày kim loại, bơm thủy lực, dụng cụ nâng xe, đèn chiếu sáng,…
Kỹ thuật viên cần chuẩn bị gì khi bảo dưỡng định kỳ xe ô tô
Kỹ thuật viên cần chuẩn bị gì khi bảo dưỡng định kỳ xe ô tô

Quy trình bảo dưỡng định kỳ xe ô tô

Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô bao gồm nhiều hạng mục khác nhau. Mặc dù có những công việc bảo dưỡng cơ bản mà kỹ thuật viên nào cũng có thể làm, nhưng cũng có những hạng mục phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu và chăm sóc tỉ mỉ.

Hạng mục bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cơ bản

Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cơ bản tập trung vào các hạng mục dễ thực hiện, mang tính định kỳ ngắn hạn như kiểm tra, thay dầu động cơ, lọc gió, lọc dầu, cũng như kiểm tra hệ thống làm mát, phanh và lốp xe.

Hạng mục bảo dưỡngQuy trình bảo dưỡngCông dụng
Kiểm tra và thay dầu động cơ
  • Mở nắp động cơ và kiểm tra mức dầu bằng que thăm dầu.
  • Nếu mức dầu quá thấp hoặc dầu có dấu hiệu bị bẩn (đen hoặc đặc quánh), cần thay dầu mới.
  • Thay dầu động cơ đúng loại và lượng theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
  • Kiểm tra và thay bộ lọc dầu nếu cần.
Dầu động cơ giúp bôi trơn, làm mát các bộ phận chuyển động của động cơ.
Kiểm tra và thay lọc gió động cơ
  • Kiểm tra lọc gió, nếu có bụi bẩn hoặc tắc nghẽn, cần thay thế.
  • Nếu lọc gió có thể làm sạch, vệ sinh nó bằng cách thổi khí nén hoặc rửa sạch và để khô.
  • Đảm bảo lọc gió được lắp đúng cách sau khi thay hoặc vệ sinh.
Lọc gió giúp loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trong không khí trước khi vào động cơ.
Kiểm tra và thay bộ lọc dầu
  • Mở nắp và kiểm tra bộ lọc dầu.
  • Nếu bộ lọc bị tắc, cần thay thế bộ lọc mới.
  • Đảm bảo bộ lọc được lắp chặt và không bị rò rỉ sau khi thay thế.
Bộ lọc dầu giúp loại bỏ cặn bẩn trong dầu, giữ dầu luôn sạch và hiệu quả trong việc bôi trơn động cơ.
Kiểm tra hệ thống làm mát 
  • Mở nắp bình nước làm mát, kiểm tra mức nước.
  • Nếu mức nước thấp, thêm nước làm mát phù hợp.
  • Kiểm tra chất lượng nước làm mát (nếu nước bị đục hoặc có cặn bẩn, cần thay mới).
  • Kiểm tra các ống dẫn nước làm mát có bị rò rỉ hay không.
  • Kiểm tra quạt làm mát và bơm nước làm mát.
Nước làm mát giúp duy trì nhiệt độ động cơ ổn định, ngăn ngừa quá nhiệt.
Kiểm tra hệ thống phanh và lốp xe
  • Kiểm tra độ mòn của lốp xe (đo độ sâu gai lốp).
  • Nếu lốp mòn quá mức, thay thế lốp mới.
  • Kiểm tra hệ thống phanh: kiểm tra độ dày của má phanh, kiểm tra độ mòn của đĩa phanh và kiểm tra mức dầu phanh.
  • Kiểm tra hoạt động của các bộ phận phanh như đĩa phanh, kẹp phanh và ống dẫn dầu phanh.
Đảm bảo an toàn khi vận hành xe, đặc biệt là khi phanh và lốp có vai trò quan trọng.

Hạng mục bảo dưỡng định kỳ xe ô tô chuyên sâu

Các hạng mục trong quy trình bảo dưỡng định kỳ xe ô tô chuyên sâu liên quan đến các hệ thống phức tạp hơn, ít cần kiểm tra thường xuyên nhưng có vai trò quan trọng đối với hiệu suất dài hạn của xe (hệ thống truyền động, treo, điện, hộp số).

Hạng mục bảo dưỡngQuy trình bảo dưỡngCông dụng
Kiểm tra hệ thống truyền động
  • Kiểm tra các bộ phận của hệ thống truyền động như hộp số, trục truyền động và vi sai.
  • Kiểm tra mức và chất lượng dầu hộp số.
  • Kiểm tra tình trạng các khớp nối, trục lái và bộ truyền động.
  • Thực hiện điều chỉnh hoặc thay thế các bộ phận bị mòn hoặc hỏng hóc.
Hệ thống truyền động giúp truyền tải lực từ động cơ đến các bánh xe.
Kiểm tra hệ thống treo và giảm xóc
  • Kiểm tra bộ giảm xóc để đảm bảo không bị rò rỉ dầu hoặc giảm hiệu suất.
  • Kiểm tra các thanh giằng, lò xo và các bộ phận khác của hệ thống treo.
  • Thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng ở cả hai phía của xe để đảm bảo sự ổn định khi lái.
Hệ thống treo và giảm xóc giúp xe vận hành ổn định, đặc biệt khi di chuyển qua các đoạn đường gồ ghề.
Kiểm tra hệ thống điện và các bộ phận điện tử
  • Kiểm tra ắc quy: kiểm tra mức điện và tình trạng của các cực ắc quy, nếu cần thì làm sạch và nạp điện lại.
  • Kiểm tra các đèn (đèn pha, đèn hậu, đèn tín hiệu) để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra các cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ (ECU) để đảm bảo không có lỗi hoặc sự cố.
  • Kiểm tra các dây điện và kết nối có bị mòn hoặc hư hỏng hay không.
Đảm bảo các hệ thống điện và điện tử hoạt động ổn định, tránh các sự cố về điện gây ảnh hưởng đến hoạt động của xe.

10 lưu ý không nên bỏ qua khi bảo dưỡng định kỳ xe ô tô

Không phải ai cũng biết rõ những công việc cần thực hiện trong quá trình bảo dưỡng định kỳ xe ô tô và dưới đây là 10 lưu ý quan trọng mà kỹ thuật viên không nên bỏ qua:

  • Đảm bảo thực hiện bảo dưỡng theo đúng lịch trình của nhà sản xuất: Mỗi nhà sản xuất ô tô đều có lịch bảo dưỡng định kỳ cụ thể cho từng loại xe. Việc tuân thủ lịch bảo dưỡng này giúp đảm bảo xe luôn hoạt động hiệu quả.
  • Kiểm tra mức dầu và nước làm mát thường xuyên: Mức dầu và nước làm mát ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc của động cơ. Hãy kiểm tra chúng thường xuyên để đảm bảo động cơ không bị quá nhiệt hoặc thiếu dầu.
  • Không bỏ qua việc thay bộ lọc dầu và lọc gió định kỳ: Bộ lọc dầu và lọc gió cần được thay thế theo định kỳ để đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru và không bị cặn bẩn hoặc bụi bẩn làm ảnh hưởng đến hiệu suất.
  • Kiểm tra độ mòn của lốp xe và thay mới khi cần thiết: Lốp xe là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến sự an toàn khi lái xe. Đảm bảo lốp không mòn quá mức và thay mới khi cần thiết.
  • Thực hiện kiểm tra hệ thống phanh và sửa chữa nếu có dấu hiệu hư hỏng: Hệ thống phanh là một yếu tố quan trọng để bảo vệ an toàn khi lái xe. Kiểm tra và sửa chữa kịp thời giúp đảm bảo hệ thống phanh hoạt động hiệu quả.
  • Kiểm tra hệ thống điều hòa và làm mát động cơ: Hệ thống điều hòa không khí và hệ thống làm mát động cơ cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo khả năng làm mát tốt trong suốt quá trình sử dụng.
  • Lưu ý đến việc kiểm tra, thay ắc quy định kỳ: Ắc quy là bộ phận quan trọng giúp xe khởi động và duy trì hoạt động. Kiểm tra ắc quy và thay thế nếu có dấu hiệu bị yếu hoặc hư hỏng.
  • Đảm bảo vệ sinh xe sạch sẽ và kiểm tra các bộ phận bị bám bẩn: Vệ sinh xe giúp bảo vệ lớp sơn và các bộ phận bên trong khỏi bụi bẩn và các tác nhân gây hại. Đồng thời, kiểm tra các bộ phận bị bám bẩn giúp phát hiện sớm sự cố.
  • Kiểm tra, thay nhớt hộp số nếu cần thiết: Nhớt hộp số cần được thay thế định kỳ để bảo vệ các bộ phận chuyển động của hộp số và đảm bảo xe vận hành mượt mà.
  • Đảm bảo tất cả các đèn, tín hiệu và các thiết bị điện tử hoạt động bình thường: Các đèn tín hiệu, đèn pha, và các thiết bị điện tử là yếu tố quan trọng trong việc lái xe an toàn. Kiểm tra và thay thế đèn khi cần thiết.
Lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng định kỳ xe ô tô
Lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng định kỳ xe ô tô

Một số câu hỏi thường gặp về bảo dưỡng định kỳ xe ô tô

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về bảo dưỡng định kỳ xe ô tô, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình, đảm bảo xe luôn hoạt động hiệu quả, an toàn.

Bao lâu thì cần bảo dưỡng xe ô tô định kỳ?

Tùy thuộc vào loại xe và hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng thường xuyên bảo dưỡng định kỳ xe ô tô mỗi 5.000-10.000 km là một quyết định an toàn.

Có thể tự thực hiện bảo dưỡng xe ô tô không?

Chủ xe có thể thực hiện một số công việc bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cơ bản ngay tại nhà. Tuy nhiên, một số công việc phức tạp như kiểm tra hệ thống điện, hệ thống truyền động lại yêu cầu công cụ chuyên dụng, hiểu biết chuyên môn để tránh nguy cơ mất an toàn hoặc khiến vấn đề trở nên tệ hơn.

Bảo dưỡng cấp 1, 2, 3, 4 là gì?

Bảo dưỡng cấp 1, 2, 3, 4 là các mốc bảo dưỡng định kỳ xe ô tô được các hãng xe thường khuyến nghị, tùy theo mức độ sử dụng của xe:

  • Cấp 1 (sau 5.000 km hoặc 6 tháng): Bảo dưỡng cơ bản, thường bao gồm thay dầu động cơ, thay bộ lọc dầu, kiểm tra và thay bộ lọc gió, kiểm tra lốp xe.
  • Cấp 2 (sau 10.000 km hoặc 12 tháng): Bao gồm các hạng mục bảo dưỡng của cấp 1, cùng với việc kiểm tra hệ thống phanh, kiểm tra ắc quy, thay bộ lọc nhiên liệu.
  • Cấp 3 (sau 20.000 – 30.000 km hoặc 24 tháng): Bảo dưỡng toàn diện hơn, bao gồm bảo dưỡng hệ thống treo, kiểm tra và thay dầu phanh, kiểm tra bộ truyền động.
  • Cấp 4 (sau 40.000 – 60.000 km hoặc 48 tháng): Bảo dưỡng định kì xe ô tô kỹ càng nhất, bao gồm kiểm tra hệ thống xả, kiểm tra hệ thống điện và phần mềm ECU, thay bộ lọc khí thải, kiểm tra toàn bộ động cơ.
Thắc mắc về các mốc bảo dưỡng xe ô tô
Thắc mắc về các mốc bảo dưỡng xe ô tô

Xe ô tô mới đi bao nhiêu km thì bảo dưỡng lốp?

Thông thường, bảo dưỡng lốp xe ô tô mới lần đầu sau khoảng 1.000 đến 5.000 km tùy vào hướng dẫn của nhà sản xuất. Đây là thời điểm để kiểm tra các bộ phận chính của xe, thay dầu động cơ lần đầu và kiểm tra các hệ thống khác. Sau lần bảo dưỡng đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu thực hiện bảo dưỡng định kỳ xe ô tô theo quãng đường sử dụng hoặc thời gian nhất định như 10.000 km, 20.000 km,…

Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô là yếu tố then chốt để duy trì hiệu suất, kéo dài tuổi thọ xe và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đối với kỹ thuật viên, việc tuân thủ quy trình bảo dưỡng chuẩn là cách tốt nhất để nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Nếu bạn là thợ sửa chữa hay sinh viên chuyên ngành ô tô muốn nâng cao tay nghề, học hỏi thêm kiến thức về bảo dưỡng xe ô tô thì VCE là nơi bạn có thể cân nhắc. Chúng tôi cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu về bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, giúp bạn trang bị kỹ năng thực tế cập nhật nhất. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại, VCE cam kết mang đến cho bạn môi trường học tập chất lượng cùng cơ hội phát triển nghề nghiệp vững chắc trong ngành ô tô.

Liên hệ ngay qua Zalo 0901192699 để được Trung Tâm VCE hỗ trợ thông tin chi tiết và tư vấn miễn phí về khóa học!