Hướng dẫn thực hiện các mốc bảo dưỡng xe ô tô cho kỹ thuật viên

Đối với một kỹ thuật viên sửa chữa ô tô thì phải biết các mốc bảo dưỡng xe ô tô cần làm những hạng mục để thực hiện. Mỗi một mốc bảo dưỡng sẽ cần làm những công việc khác nhau. Trong bài viết này trung tâm VCE sẽ hướng dẫn bạn các mốc bảo dưỡng xe ô tô quan trọng, từ đó cung cấp kiến thức chi tiết về từng giai đoạn bảo dưỡng.

Bảo Dưỡng Xe Ô Tô và những thông tin cần biết

cac-moc-bao-duong-xe-o-to-7
Các mốc bảo dưỡng xe ô tô và những thao tác cần thực hiện

Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ là một phần không thể thiếu trong việc duy trì hiệu suất hoạt động của xe và kéo dài tuổi thọ của động cơ. Và đây cũng là một công việc không thể thiếu trong một xưởng dịch vụ sửa chữa ô tô hiện nay.

Bảo dưỡng xe ô tô không chỉ giúp xe hoạt động mượt mà mà còn đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng. Việc bảo dưỡng đúng cách giúp phát hiện sớm các hư hỏng, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc đột ngột, đồng thời tiết kiệm chi phí sửa chữa lớn trong tương lai.

Mỗi xe ô tô có quy trình bảo dưỡng xe ô tô riêng dựa trên từng hãng và mẫu mã, nhưng nhìn chung, các mốc bảo dưỡng xe ô tô này khá giống nhau và đều dựa vào quãng đường xe đã đi hoặc thời gian sử dụng. Đối với các kỹ thuật viên, việc nắm vững các mốc bảo dưỡng này là rất quan trọng để thực hiện công việc một cách chuẩn xác và hiệu quả.

Các Mốc Bảo Dưỡng Xe Ô Tô Cơ Bản dành cho kỹ thuật viên

Bảo dưỡng ô tô là một quá trình kiểm tra và bảo trì lại các bộ phận trên xe ô tô theo từng mốc thời gian nhất định. Mỗi một hãng xe có những quy chuẩn bảo dưỡng khác nhau tuy nhiên về cơ bản đều có các mốc bảo dưỡng xe ô tô như sau:

 Mốc Bảo Dưỡng Đầu Tiên: 1.000 Km – Kiểm Tra Tổng Quát

cac-moc-bao-duong-xe-o-to-1
Mốc bảo dưỡng 1000km kiểm tra hệ thống khung gầm, hệ thống phanh, kiểm tra lốp,..

Ngay khi xe đạt mốc 1.000 km, đây là thời điểm để thực hiện một cuộc kiểm tra tổng thể nhằm phát hiện các vấn đề tiềm ẩn.

  • Kiểm tra hệ thống khung gầm: Đảm bảo độ chịu lực và chắc chắn của khung.
  • Kiểm tra hệ thống phanh: Kiểm tra đĩa phanh, má phanh và mức độ mài mòn.
  • Kiểm tra lốp xe: Đảm bảo lốp xe không bị mòn quá mức, kiểm tra áp suất và độ bám đường.
  • Kiểm tra hệ thống làm mát: Nước làm mát giúp duy trì nhiệt độ động cơ ổn định. Cần kiểm tra mức nước làm mát và thay nếu cần thiết.
  • Thay dầu động cơ: Dầu động cơ giúp làm mát và bôi trơn các bộ phận chuyển động. Sau khi chạy 1.000 km, việc thay dầu là cần thiết để đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru.

Mốc Bảo Dưỡng Tiếp Theo: 5.000 Km – Bảo dưỡng cấp nhỏ

cac-moc-bao-duong-xe-o-to-2
Mốc bảo dưỡng 5000km thay dầu động cơ, thay bộ lọc gió, kiểm tra hệ thống phanh,..

Khi xe đạt mốc 5.000 km, các kỹ thuật viên cần thực hiện các bước bảo dưỡng tiếp theo để đảm bảo các bộ phận vẫn hoạt động ổn định.

  • Thay dầu động cơ và bộ lọc dầu: Dầu động cơ sẽ mất dần hiệu quả sau một thời gian sử dụng, nên thay mới để duy trì hiệu suất tối ưu.
  • Kiểm tra và thay bộ lọc gió: Bộ lọc gió giúp ngăn bụi bẩn xâm nhập vào động cơ, ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ động cơ.
  • Kiểm tra hệ thống phanh và lốp xe: Đảm bảo các bộ phận này vẫn hoạt động tốt để đảm bảo an toàn khi lái xe.
  • Kiểm tra hệ thống điện trên ô tô: Đảm bảo các hệ thống điện trên xe đang hoạt động tốt, nếu có dấu hiệu bất thường cần kiểm tra và đưa ra kế hoạch sửa chữa.

 Mốc Bảo Dưỡng Cấp Trung Bình: 10.000 – 15.000 Km 

cac-moc-bao-duong-xe-o-to-3
Mốc bảo dưỡng cấp trung bình 10.000 – 15.000 km

Đến mốc 10.000 – 15.000 km, việc bảo dưỡng trở nên phức tạp hơn và bao gồm các bước kiểm tra sâu hơn.

  • Vệ sinh lọc gió điều hòa: Tiến hành vệ sinh bụi bẩn có trong lọc gió điều hòa
  • Kiểm tra, bảo dưỡng phanh xe: Thực hiện vệ sinh, kiểm tra và thay dầu phanh cho xe ô tô
  • Thay bộ lọc nhiên liệu: Bộ lọc nhiên liệu giúp ngăn cặn bẩn xâm nhập vào động cơ, giữ cho quá trình đốt cháy nhiên liệu luôn sạch sẽ và hiệu quả.
  • Kiểm tra hệ thống điều hòa và bộ lọc cabin: Đảm bảo hệ thống điều hòa hoạt động ổn định và không có mùi hôi, bụi bẩn.
  • Kiểm tra ắc quy và hệ thống điện: Kiểm tra dung lượng của ắc quy, đảm bảo các hệ thống điện không bị rò rỉ hoặc hư hỏng.
  • Kiểm tra lốp và đảo lốp: Thực hiện kiểm tra lốp và đảo lốp xe, tránh hiện tượng mòn không đều.

Mốc Bảo Dưỡng Định Kỳ Lớn: 30.000 Km

cac-moc-bao-duong-xe-o-to-4
Mốc Bảo Dưỡng Định Kỳ Lớn 30.000 Km

Đến mốc 30.000 km, bảo dưỡng trở nên cần thiết để đảm bảo tất cả các hệ thống trên xe hoạt động hiệu quả.

  • Thay dầu và bộ lọc dầu: Đây là bước bảo dưỡng cơ bản nhưng rất quan trọng để bảo vệ động cơ.
  • Thay bộ lọc gió và bộ lọc nhiên liệu: Các bộ lọc này cần được thay thế để tránh tình trạng tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ.
  • Kiểm tra hệ thống xả và khí thải: Đảm bảo không có rò rỉ, tránh gây ô nhiễm và giảm hiệu quả hoạt động của động cơ.
  • Kiểm tra hệ thống treo và lái: Kiểm tra độ mòn của các bộ phận treo, đảm bảo lái xe êm ái và an toàn.

 Mốc Bảo Dưỡng Cấp Lớn: 40.000 Km Hoặc 1 Năm/lần

cac-moc-bao-duong-xe-o-to-5
Mốc Bảo Dưỡng Cấp Lớn cấp 4 vạn

Mốc bảo dưỡng 40.000km hay còn được gọi là bảo dưỡng cấp 4 vạn là tổng kiểm tra các hệ thống chính của xe. Ngoài ra cần thực hiện các nội dung kiểm tra đặc biệt, hiện nay nhiều kỹ thuật viên cũng chưa được bảo dưỡng cấp 4 vạn vì vậy cũng có thể chưa biết những nội dung kiểm tra như sau: 

  • Thay dầu và bộ lọc dầu: Cần thay dầu định kỳ để giữ cho động cơ hoạt động trơn tru.
  • Vệ sinh hoặc thay lọc xăng
  • Kiểm tra dầu phanh, dầu số, dầu cầu, phần khung gầm,má phanh
  • Vệ sinh bugi, kim phun, cổ hút
  • Kiểm tra lốp xe, siết ốc…
  • Thay dầu máy, lọc dầu máy, lọc gió (động cơ và điều hòa), nước làm mát
  • Kiểm tra hệ thống điện, điều hòa, và phanh: Đảm bảo các hệ thống này không có sự cố nhỏ, giúp xe vận hành ổn định.

Mốc Bảo Dưỡng xe 80.000 Km

Mốc bảo dưỡng 80.000km là mốc phải bảo dưỡng toàn bộ các hệ thống, bộ phận trên xe để đảm bảo độ an toàn và vận hành của nó trong thời gian tới cho chủ xe. Nội dung bảo dưỡng mốc này bao gồm: 

  • Thực hiện các hạng mục như cấp 40.000 km
  • Kiểm tra góc đặt bánh xe, cân chỉnh thước lái
  • Vệ sinh hệ thống kim phun

Để đảm bảo quá trình bảo dưỡng diễn ra đúng quy trình thi kỹ thuật viên cũng nên học cách sử dụng và chuẩn bị các thiết bị như các bộ dụng cụ tháo lắp, thiết bị kiểm tra điện, các phần mềm chẩn đoán và tra cứu. Từ đó đưa ra những phán đoán chính xác khi thao tác và thay thế bộ phận nào đó trên xe. 

Trên đây là các mốc bảo dưỡng xe ô tô cơ bản mà bất cứ kỹ thuật viên nào cũng cần biết để có thể đảm bảo quá trình bảo dưỡng được diễn ra thuận lợi. Tỉ lệ khách hàng bảo dưỡng xe rất cao vì vậy khi làm tốt bạn cũng đang góp phần tạo niềm tin và tăng doanh thu cho gara. 

Những Lý Do Mà Xe Cần Bảo Dưỡng Định Kỳ

Dưới đây là những lý do và những mẹo bảo dưỡng dành cho kỹ thuật viên chuyên làm bảo dưỡng trên xe ô tô.

Những Lý Do Mà Xe Cần Bảo Dưỡng Định Kỳ

Kỹ thuật viên phải có kiến thức bảo dưỡng xe ô tô để đảm bảo xe có thể hoạt động trơn tru từ đó đảm bảo cả an toàn cho người đi xe. Bảo dưỡng định kỳ còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • An toàn cho người lái: Bảo dưỡng giúp phát hiện các hư hỏng tiềm ẩn trước khi chúng gây sự cố lớn, đặc biệt là đối với các hệ thống quan trọng như phanh, lái và đèn.
  • Tiết kiệm chi phí: Việc bảo dưỡng định kỳ giúp tránh những hư hỏng lớn, giảm thiểu chi phí sửa chữa đột xuất cho khách hàng.
  • Kéo dài tuổi thọ xe: Đảm bảo các bộ phận của xe luôn hoạt động hiệu quả sẽ giúp xe kéo dài tuổi thọ và tránh bị hư hỏng sớm.
  • Giữ giá trị xe: Một chiếc xe được bảo dưỡng đúng cách luôn có giá trị cao hơn khi bán lại.

Với vai trò là một kỹ thuật viên sửa xe chuyên nghiệp thì cũng nên lưu ý khi tư vấn các hạng mục bảo dưỡng đúng với các mốc bảo dưỡng xe ô tô cho khách hàng để đảm bảo khách hàng hài lòng và đặt niềm tin ở bạn. Từ đó cơ hội thăng tiến của bạn cũng dễ dàng hơn. 

Một Số Mẹo Và Khuyến Cáo Cho Kỹ Thuật Viên

cac-moc-bao-duong-xe-o-to-6
Các mẹo bảo dưỡng dành cho kỹ thuật viên

Ngoài việc thực hiện theo đúng quy trình chuẩn hãng cho kỹ thuật viên trong quá trình thực hiện các mốc bảo dưỡng xe ô tô thì cũng có một số mẹo giúp công việc của các bạn trở nên nhanh chóng hơn. 

Một số vấn đề xe thường gặp phải và giải pháp đưa ra như:

  • Lỗi phanh: Kiểm tra và thay má phanh nếu có dấu hiệu mòn hoặc không còn hiệu quả.
  • Lỗi hệ thống điện: Kiểm tra ắc quy và dây điện để tránh rò rỉ điện hoặc các sự cố khác.
  • Lỗi lốp: Kiểm tra độ mòn và áp suất lốp, thay thế nếu cần thiết.

Mẹo bảo dưỡng nhanh: Hãy thường xuyên kiểm tra các bộ phận như bộ lọc gió và dầu động cơ trong quá trình bảo dưỡng để tránh các sự cố lớn. Ngoài ra cũng cần kiểm tra các bộ phận khác thường xuyên

Khuyến cáo từ nhà sản xuất: Tuân thủ đúng lịch bảo dưỡng và các hạng mục trong các mốc bảo dưỡng xe ô tô. Đặc biệt nên sử dụng các bộ phụ tùng chính hãng để đảm bảo hiệu suất tối ưu tránh khiếu nại từ khách hàng.

Bảo dưỡng định kỳ không chỉ giúp tăng tuổi thọ xe mà còn giúp kỹ thuật viên sửa chữa phát hiện và xử lý sớm các sự cố. Việc tuân thủ các mốc bảo dưỡng giúp xe hoạt động hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí sửa chữa lâu dài.

Bảo dưỡng đúng cách là chìa khóa để xe luôn hoạt động ổn định và an toàn, vì vậy các kỹ thuật viên cần nắm vững các mốc bảo dưỡng và quy trình thực hiện để đảm bảo công việc sửa chữa, bảo dưỡng đạt chất lượng cao nhất.

Nếu như chưa nắm rõ các quy trình các mốc bảo dưỡng xe ô tô, hãy đến với VCE bạn sẽ được đào tạo về bảo dưỡng ô tô theo các mốc bảo dưỡng chuẩn hãng. Thực hiện trực tiếp trên nhiều dòng xe châu Á và châu Âu như Toyota, Ford, Mercedes, BMW, Audi… Bạn có thể nhắn tin với chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline/zalo 0901192699 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.