Kiến thức ô tô từ cơ bản tới nâng cao dành cho KTV
- 29 Tháng mười một, 2024
- 0 bình luận
- 39
Kiến thức sửa chữa ô tô bao gồm các kiến thức về cấu tạo ô tô, kiến thức bảo dưỡng, kiến thức điện ô tô, tài liệu ô tô dành cho thợ sửa chữa là rất rộng lớn. Vậy làm sao để trở thành kỹ thuật viên chuyên nghiệp với số lượng kiến thức khổng lồ như trên. Cùng trung tâm dạy nghề ô tô VCE cùng phân tích những kiến thức và thợ sửa ô tô cần có trong bài viết này.
Nội dung bài viết
ToggleKiến thức sửa chữa ô tô mà kỹ thuật viên nào cũng phải biết
Để trở thành một kỹ thuật viên sửa chữa ô tô giỏi thì buộc bạn phải biết các kiến thức sửa chữa ô tô từ cơ bản tới chuyên sâu. Hiện nay nhiều bạn học nghề ô tô nhưng cũng không nắm chắc các kiến thức căn bản nhất dẫn tới chất lượng của kỹ thuật viên làm nghề hiện nay ngày càng giảm.
Kiến thức cơ bản về ô tô
Những kiến thức ô tô cơ bản mà kỹ thuật viên cần nắm được bao gồm:
Kiến thức về hệ thống động cơ: Kỹ thuật viên cần nắm được khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại của hệ thống động cơ bao gồm động cơ đốt trong, động cơ hybrid, động cơ điện và các hệ thống liên quan như hệ thống điều khiển, hệ thống làm mát động cơ…
Kiến thức về hệ thống truyền động: Với hệ thống này kỹ thuật viên cần phải biết cấu tạo chi tiết và nguyên lý hoạt động của hệ thống. Hệ thống truyền động bao gồm nhiều bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau vì vậy cũng cần phải nắm được nguyên lý hoạt động và nhiệm vụ của nó. Ngoài ra phải nắm được các yếu tố ảnh hưởng tới nó và các vấn đề thường gặp.
Kiến thức về hệ thống lái và treo: Các kiến thức cần biết bao gồm các thành phần chính của hệ thống lái và hệ thống treo, phân loại của từng hệ thống, vai trò và nguyên lý hoạt động. Ngoài ra cũng cần đảm bảo các kiến thức về quy trình kiểm tra và sửa chữa hệ thống này.
Kiến thức về hệ thống phanh: Kiến thức cơ bản về hệ thống phanh cần nắm được bao gồm cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh. Ngoài ra đây là một trong những hệ thống quan trọng vì vậy kỹ thuật viên cũng cần phải biết quy trình và kiến thức bảo dưỡng của hệ thống này.
Kiến thức về hệ thống điện và điện tử: Hệ thống điện và điện tử gồm nhiều thành phần khác nhau, từ việc cung cấp năng lượng cho động cơ, hệ thống điều khiển, đến các thiết bị tiện ích như đèn chiếu sáng, hệ thống thông tin giải trí, và các cảm biến. Nó cũng là hệ thống quan trọng vì vậy cần phải nắm kỹ các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động các vấn đề thường gặp phải và quy trình kiểm tra, bảo trì.
Kiến thức về hệ thống nhiên liệu: Với hệ thống này bạn cần nắm được kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu vì nó rất phức tạp. Ngoài ra cần biết các kiến thức về kiểm tra và sửa chữa cơ bản.
Ngoài những kiến thức ô tô cơ bản về hệ thống mà bất cứ kỹ thuật viên nào cũng phải biết thì những Kiến thức sửa chữa ô tô nâng cao sẽ là hành trang và thước đo kinh nghiệm của bạn.
Kiến thức sửa chữa nâng cao
Kiến thức sửa chữa ô tô nâng cao bao gồm các kiến thức về bảo dưỡng, chẩn đoán, sửa chữa và pan bệnh. Đây là kiến thức mà không phải kỹ thuật viên nào cũng có kỹ năng thực hiện.
Kiến thức về bảo dưỡng ô tô: Với kiến thức bảo dưỡng thì kỹ thuật viên cần nắm được các kiến thức về các mốc bảo dưỡng và các mục bảo dưỡng chi tiết. Với những mốc bảo dưỡng sẽ có các công việc khác nhau, không phải kỹ thuật viên nào cũng kiến thức và cơ hội bảo dưỡng cấp 40.000km hoặc 80.000km.
Kiến thức về chẩn đoán và sửa chữa: Kiến thức về chẩn đoán rất quan trọng để có thể phát hiện và đưa ra kế hoạch sửa chữa chính xác và hiệu quả. Để có thể chẩn đoán được tình trạng của xe đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tư duy phân tích vấn đề, đưa ra các tình huống và giả định tình huống sửa chữa. Phải nắm được kiến thức về các bệnh mà xe thường gặp, kiến thức về hệ thống liên quan và ảnh hưởng.
Kiến thức Pan bệnh và sửa chữa: Không phải kỹ thuật viên nào cũng có khả năng sửa chữa tất cả các pan. Có những pan khó và pan dễ với những pan này kỹ thuật viên cần phải có kiến thức sửa chữa chuyên sâu bao gồm kiến thức hệ thống và kiến thức chẩn đoán, coding và programming (nếu cần).
Kiến thức sử dụng trang thiết bị sửa chữa tại xưởng: Ngoài các công cụ cơ bản như các bộ tháo lắp, thiết bị đo đạc thì kỹ thuật viên phải có kiến thức về các máy chẩn đoán chuyên hãng, đa năng để thực hiện các công việc chẩn đoán, tra cứu, coding và programming trên xe.
Sửa chữa ô tô không chỉ là công việc, mà còn là nghệ thuật đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về kỹ thuật. Đối với kỹ thuật viên ô tô, việc nắm vững kiến thức sửa chữa ô tô là nền tảng để phát triển sự nghiệp, mang lại giá trị bền vững cho khách hàng và xưởng dịch vụ.
Bảo dưỡng ô tô có thực sự quan trọng?
Nếu như bạn nghe ở đâu đó nói rằng kiến thức bảo dưỡng ô tô đặc biệt quan trọng với kỹ thuật viên thì đó là điều chính xác. Chúng tôi thường nói rất nhiều trong các bài viết trước đây rằng tại một xưởng dịch vụ thì khách vào bảo dưỡng xe chiếm tới 60-70% công việc của xưởng đó.
Trên thực tế còn có thể hơn, hiện nay chúng tôi có hai xưởng dịch vụ tại Hà Nội hầu hết các xe vào đều bảo dưỡng và thực hiện sửa chữa nhanh vì vậy chúng tôi không ngừng đào tạo và nâng cao tay nghề cho thợ của mình.
Không chỉ xưởng của chúng tôi mà các xưởng liên kế với trung tâm VCE tại các tỉnh Hải Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh… cũng tương tự. Vì vậy không quá khi nói rằng kiến thức bảo dưỡng ô tô là rất quan trọng.
Đặc biệt là một người thợ thì bạn cần nắm được các kiến thức về bảo dưỡng như:
- Kiến thức về các hạng mục bảo dưỡng quan trọng
- Thay dầu động cơ: Định kỳ sau mỗi 5.000-10.000 km.
- Kiểm tra phanh: Đảm bảo má phanh, dầu phanh luôn trong tình trạng tốt.
- Hệ thống điện: Kiểm tra và vệ sinh ắc quy, đầu nối.
- Kiểm tra lốp xe: Cân bằng lốp, đo áp suất, kiểm tra độ mòn.
- Kiến thức về các mục bảo dưỡng theo từng cấp
Vì vậy kiến thức bảo dưỡng rất quan trọng với kỹ thuật viên kể cả bạn làm chuyên về điện hay máy gầm thì cũng nên biết về bảo dưỡng. Nó sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn và nâng cao giá trị cũng như cơ hội thăng tiến.
Kỹ năng sửa chữa mà kỹ thuật viên ô tô cần có
Kỹ năng sửa chữa ô tô tốt không khác gì một cẩm nang sửa chữa ô tô dành riêng cho bạn. Kỹ năng tốt không chỉ giúp bạn nâng cao tay nghề và kinh nghiệm làm việc mà đây còn là tiền đề để thăng tiến lên các chức vụ cao hơn.
Đặc biệt là cách sử dụng các công cụ hỗ trợ cho quá trình sửa chữa như dưới đây:
- Bộ dụng cụ cầm tay: cờ lê, tua vít, mỏ lết.
- Thiết bị đo điện: đồng hồ đo Volt, máy chẩn đoán OBD-II.
- Dụng cụ chuyên dụng: kích nâng, súng vặn bu lông.
- Sử dụng các chức năng cao của thiết bị như coding, programming, retrofit,…
Ngoài ra, kỹ thuật viên phải biết các kỹ năng chẩn đoán cơ bản như:
- Sử dụng máy chẩn đoán OBD-II: Kết nối với ECU để đọc mã lỗi.
- Quan sát triệu chứng: Tiếng ồn bất thường, rung động khi lái xe.
- Kiểm tra vật lý: Quan sát và kiểm tra trực tiếp các bộ phận bị lỗi.
Để trở thành người thợ giỏi phải không ngừng nâng cấp bản thân bằng cách học hỏi và thực chiến tại garage. Hãy lựa chọn cho mình cách học sửa chữa ô tô sao cho hiệu quả và phù hợp với bản thân mình nhất.
Kỹ thuật sửa chữa ô tô thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi bạn phải cập nhật kiến thức liên tục. Vì vậy kiến thức sửa chữa ô tô cũng có những thay đổi nhất định. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các kiến thức sửa chữa ô tô dành cho thợ từ cơ bản tới nâng cao cần phải nắm được.