Học ngành công nghệ ô tô ra làm gì?
- 28 Tháng 9, 2024
- 0 bình luận
- 113
Công nghệ ô tô có khác với những ngành kỹ thuật ô tô không? Học công nghệ ô tô ra làm gì và phải học gì? Cùng theo dõi ngay câu trả lời cùng trung tâm VCE trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
ToggleCông nghệ ô tô khác với các ngành kỹ thuật ô tô như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo công nghệ ô tô nhưng lại có những ngành khác nhau như công nghệ ô tô, kỹ thuật ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô,… Vậy sự khác nhau giữa những ngành này là gì? Vì sao lại có tên khác nhau như vậy? Dưới đây là bảng so sáng giữa ngành công nghệ ô tô với kỹ thuật ô tô để bạn có thể nắm được sự khác nhau của hai ngành này.
Nội dung | Công nghệ ô tô | Kỹ thuật ô tô |
Phạm vi ứng dụng | Có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như sản xuất ô tô, cơ khí, điện tử. | Ứng dụng trong chế tạo, bảo trì và sửa chữa ô tô. |
Nội dung học | Tìm hiểu về – Cấu trúc và hoạt động của ô tô – Công nghệ tiên tiến như xe tự lái, xe điện, xe hybrid – Kiến thức về các hệ thống trên ô tô | – Trang bị kiến thức về cơ khí ô tô, điện tử, hệ thống trên ô tô – Kỹ năng thực hành và sử dụng các công cụ và thiết bị chuyên dụng. – Học về các quy trình sửa chữa ô tô |
Cơ hội nghề nghiệp | Cơ hội nghề nghiệp lớn | Cơ hội làm việc trong các vị kỹ sư tại xưởng hoặc cơ sở dịch vụ |
Khái niệm | Chuyên về nghiên cứu, thiết kế, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô | Áp dụng kiến thức và kỹ thuật để thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô |
Từ bảng so sánh trên có thể thấy rằng mặc dù đều đào tạo ra kỹ sư ô tô nhưng công nghệ ô tô thiên về thiết kế và dịch vụ còn kỹ thuật ô tô sẽ đào tạo về sửa chữa. Học kỹ thuật ô tô và học công nghệ ô tô ra làm gì? Những yêu cầu của từng ngành này như thế nào?
Những điều cần biết về ngành công nghệ ô tô
Mỗi ngành học sẽ có những yêu cầu riêng, đặc biệt ngành công nghệ ô tô là một trong những ngành thuộc khối kỹ thuật vì vậy cũng có những yêu cầu đối với học viên theo học. Dưới đây là một số yêu cầu khi tham gia học công nghệ ô tô:
- Đủ điểm thi THPT hoặc điểm xét học bạ vào các trường
- Có đủ niềm đam mê với ngành học
- Có khả năng tự học và tìm kiếm thông tin tốt
- Khả năng học ngoại ngữ
- Cẩn thận, tỉ mỉ
- Chăm chỉ, ham học hỏi
- Khả năng chịu áp lực
Thực trạng hiện nay rất nhiều bạn theo học ngành công nghệ ô tô nhưng đến khi ra trường lại chọn một ngành nghề khác. Có rất nhiều lý do dẫn tới việc bỏ ngành như lương thấp, thời gian làm việc nhiều, áp lực,…Trên thực tế học ngành công nghệ ô tô có khó không mà tỉ lệ người lại chọn làm trái nganh thay vì chọn ngành sửa chữa ô tô đang có dấu hiệu tăng cao như hiện nay.

Ngành ô tô là nghề không dành cho tất cả mọi người vì tỉ lệ đào thải của ngành này lớn do áp lực cao. Chính vì vậy bạn cần phải chịu được áp lực về các yêu cầu công việc, thời gian làm việc và hiệu suất ở từng xưởng. Đặc biệt là tâm lý xã hội, đây không phải là một nghề giúp bạn kiếm được nhiều tiền trong khoảng vài năm đầu, đây cũng là lý do khiến nhiều người bỏ nghề mà chuyển sang làm ở lĩnh vực khác.
Với những bạn sinh viên hay những bạn kỹ thuật viên mới vào nghề thì khả năng tự học sẽ giúp các bạn thăng tiến nhanh hơn, không chỉ dễ dàng học hỏi được kinh nghiệm trên sách vở mà còn có thể học hỏi từ nhiều kỹ thuật viên có kinh nghiệm cao tại xưởng.
Dù có nhiều tiêu chí để đánh giá thì niềm đam mê vẫn là yếu tố quan trọng nhất, vì nếu thực sự bạn không đam mê và hết mình vì nó thì sẽ rất dễ từ bỏ. Vậy học công nghệ ô tô ra làm gì để có cơ hội và mức thu nhập tốt?
Học công nghệ ô tô ra làm gì?
Công nghệ ô tô có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực việc làm, vậy cụ thể học xong ra có thể làm ở những vị trí nào. Dưới đây sẽ là gợi ý một vài vị trí học công nghệ ô tô ra làm gì mà bạn có thể hoàn toàn có thể đảm nhận ngay khi ra trường.
- Kỹ sư thiết kế ô tô
- Nhân viên kinh doanh
- Quản đốc xưởng ô tô
- Cố vấn dịch vụ ô tô
- Trưởng vào kỹ thuật
- Nhân viên kiểm tra chất lượng
- Kỹ sư sản xuất, lắp ráp ô tô
- Chuyên viên dịch vụ sau bán hàng
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển (R&D)
- Nhân viên kiểm định và bảo dưỡng ô tô
- Kỹ sư hệ thống điện, điện tử và sửa chữa ô tô
Một số vị trí sẽ không yêu cầu kinh nghiệm như nhân viên kinh doanh, kỹ sư lắp ráp nhưng cũng có những vị trí ưu tiên kinh nghiệm như Nhân viên bảo dưỡng xe, Kỹ sư ô tô sửa chữa,… Ngoài ra, nhiều vị trí còn yêu cầu các kỹ năng khác như kỹ năng văn phòng, sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa.
Ngoài ra, Đại học cũng không phải con đường duy nhất để trở thành kỹ thuật viên vì hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo ô tô có thể giúp bạn trở thành kỹ thuật viên trong khoảng thời gian nhanh nhất.

Học công nghệ ô tô khi ra trường cần những kỹ năng gì?
Sinh viên ô tô cần chuẩn bị những kỹ năng gì khi ra trường để có thể có công việc và mức lương phù hợp. Nhiều bạn nghĩ rằng chỉ cần có đủ kiến thức nền tảng là có thể dễ dàng xin việc, tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng chủ xưởng quan tâm tới nhiều điều khác nữa.
Học công nghệ ô tô ra làm gì? Dưới đây là những kỹ năng bạn cần chuẩn bị để được chủ xưởng đánh giá cao hơn so với những người khác:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng ngoại ngữ
- Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm
- Kỹ năng sử dụng các công cụ tại xưởng như cầu nâng, bộ dụng cụ,…
- Kỹ năng sử dụng trang thiết bị tiên tiến như máy chẩn đoán, phần mềm tra cứu, phần mềm chẩn đoán,…

Ngoài kiến thức thì những kỹ năng mềm này cũng rất quan trọng, kiến thức thì phía chủ xưởng có thể đào tạo bạn nhưng họ khó có thể đào tạo các kỹ năng mềm. Những điều trên cũng là một điểm vượt trội của bạn so với những người xin việc khác. Không chỉ sinh viên mà một người thợ sửa chữa ô tô cần chuẩn bị các kỹ năng trên để có nhiều cơ hội và mức lương cao.
Trên đây là những công việc trả lời cho câu hỏi học công nghệ ô tô ra làm gì với những yêu cầu khi học công nghệ ô tô trong lúc học và sau khi tốt nghiệp cần có. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về ngành học này.